Trường Mầm non Chiềng Lương nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên qua các buổi sinh hoạt chuyên đề.
Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non là nhiệm vụ hàng đầu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, khắc phục những khó khăn, hạn chế trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục mầm non, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn ,nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên.
Hôm nay ngày 19/04/2024, chuyên môn nhà trường đã tổ chức thành công buổi sinh hoạt chuyên môn thông qua nghiên cứu bài học nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ với sự tham dự 43/43 đồng chí giáo viên trong nhà trường; tỉ lệ đạt 100% giáo viên trong trường và có sự tham gia của đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. Hàng tháng tổ sinh hoạt chuyên môn 1 lần vào tuần 3 của tháng. Các giáo viên trong nhà trường được dự ít nhất từ 1- 2 tiết dạy chuyên đề. Khi tham gia bồi dưỡng một cách thường xuyên, bài bản sẽ góp phần nâng cao ý thức, tính sáng tạo trong phương pháp dạy, những kỹ năng và thói quen tự học của giáo viên; bồi dưỡng giúp cho giáo viên đánh giá được khả năng hoàn thành công việc và sự tiến bộ trong công tác của bản thân. Qua những hoạt động này giúp giáo viên cùng nhau học tập, trao đổi kinh nghiệm từ thực tế việc học của trẻ tại lớp mình qua đó tạo cơ hội cho mỗi giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, phát huy khả năng sáng tạo trong dạy học thông qua hoạt động dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau khi dự giờ rèn luyện một số kỹ năng cho giáo viên. Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của giáo viên thông qua các hình thức phương pháp và hệ thống các câu hỏi gởi mở của cô giáo có khiến cho trẻ thấy kích thích, hứng thú và có chạm tới tính tò mò ham hiểu biết của trẻ hay không? Việc tìm hiểu sự tiếp thu của trẻ là để nhận diện được tình trạng học tập của mỗi trẻ khác nhau như thế nào? Trẻ gặp những khó khăn gì? ….
Từ đó giáo viên sẽ có khả năng tự điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng trẻ của lớp tại địa phương mình. Ở đó, giáo viên cùng nhau thiết kế các hoạt động, cùng dự giờ quan sát suy ngẫm và chia sẻ bài học tập trung chủ yếu vào việc học của trẻ. Bên cạnh đó cho thấy rõ tầm quan trọng của viêc sinh hoạt chuyên môn kết hợp với tăng cường các hình thức hoạt động trải nghiệm cho trẻ ở trường mầm non là vô cùng quan trọng đã mang lại những hiệu quả to lớn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Từ việc nâng cao hoạt động chuyên môn cho các giáo viên trong tổ giúp giáo viên đổi mới trong tư duy đã phát huy rõ nét tính tích cực của học sinh trong khám phá lĩnh hội tri thức. Chính vì thế chuyên môn nhà trường đã chỉ đạo hàng tháng các tổ thực hiện cùng nhau trao đổi nghiên cứu tài liệu và áp dụng vào thực tế các hoạt động coi đó là nhiệm vụ hoạt động thường xuyên của mỗi giáo viên trong tổ.
Qua buổi sinh hoạt chuyên đề giáo viên đã xây dựng các tiết học sáng tạo trong đó có cô giáo, Đoàn Thị Tâm tổ trưởng chuyên môn với tiết dạy ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM.
Chủ đề Nghề nghiệp “Tìm hiểu nước giải khát”. Trong không khí đón buổi sinh hoạt chuyên đề cô và trẻ háo hức chuẩn bị cả về tâm thế và môi trường lớp học sinh động hấp dẫn với mô hình vườn cây ăn quả nhà bác nông dân nơi trẻ tha hồ được khám phá và trải nghiệm. Với tiết học này trẻ được tự mình hòa vào vai của các cô bác nông dân được trải nghiệp với khu vườn và tìm hiểu rất nhiều các loại nước ép hoa quả. Trẻ rất hứng thú và hào hứng với hoạt động STEAM này.
Hình ảnh cô và trẻ qua tiết học STEAM Tìm hiểu nước giải khát từ hoc quả.
Ngoài ra buổi sinh hoạt chuyên môn còn xây dựng tiết dạy với chủ đề khám phá khoa học cho trẻ 5-6 tuổi. do cô giáo Vũ Thị Liên thực hiện
Với Dự án Tan và không tan: Trẻ sử dụng kỹ năng pha chế để biết được nguyên liệu nào tan trong nước, nguyên liệu nào không tan trong nước.
Hình ảnh: Cô và trẻ cùng làm Thí nghiệm tan và không tan
Qua tổ chức thực hiện sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường cùng với việc triển khai có hiệu quả mô hình xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM, chất lượng đội ngũ giáo viên nâng lên rõ rệt. Đa số giáo viên trong tổ đã mạnh dạn, tự tin xây dựng các tiết học sáng tạo nhằm trao đổi chia sẻ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm góp phần hình thành nên một môi trường học tập tích cực tại nhà trường.
Tác giả: Trần Thị Kim Loan